Quy Trình Bảo Vệ Hiện Trường Khi Xảy Ra Sự Cố

3 Tháng năm, 2023
bao-ve-hien-truong-khi-xay-ra-su-co

Hiện trường là nơi xảy ra sự việc mang tính hình sự.Trong hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp, nhân viên bảo vệ cần phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường, đảm bảo hiện trường không bị tác động bên ngoài làm thay đổi, xáo trộn dấu vết.

bao-ve-hien-truong

 

Tại Sao Bảo Vệ Hiện Trường Lại Quan Trọng ?

Trong thực tế có nhiều vụ việc,vụ án đã trở nên vô cùng khó khăn hay bế tắc do công tác bảo vệ hiện trường kém, không đạt yêu cầu dẫn đến hiện trường bị xáo trộn, dấu vết bị phá hủy.

Bảo vệ hiện trường được nguyên vẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ cho công tác điều tra làm rõ nguyên nhân quá trình diễn biến của sự việc đó:

  • Nhanh chóng tổ chức bảo vệ hiện trường là yêu cầu cấp thiết để loại trừ hoặc làm giảm thiểu tác động của các yếu tố bên ngoài vào hiện trường nói chung và dấu vết, vật chứng nói riêng.
  • Khi làm tốt công tác này thì việc điều tra xác định nguyên nhân xảy ra vụ việc sẽ nhanh chóng và chính xác hơn.

Phân Loại Hiện Trường:

Căn cứ vào nội dung và tính chất của vụ việc xảy ra hiện trường được chia thành:

  • Hiện trường có người chết không tự nhiên.
  • Hiện trường có trộm.
  • Hiện trường có súng đạn.
  • Hiện trường có cháy nổ
  • Hiện trường có sự cố kỹ thuật.
  • Hiện trường có tai nạn giao thông…

Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như : Căn cứ vào địa điểm xảy ra vụ việc,Căn cứ vào diễn biến của sự việc,Căn cứ vào tình trạng của hiện trường,…

Những Nguyên Nhân Làm Thay Đổi Hiện Trường

Các dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất. Qua thời gian nhất định, đặc điểm của chúng sẽ có những thay đổi ở mức độ khác nhau do sự vận động nội tại của chúng. Ngoài ra, hiện trường còn có thể bị thay đổi bởi một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác.

Nguyên nhân chủ quan

Bằng những hành động cố ý hoặc vô ý, con người có thể tác động lên dấu vểt, vật chứng có ở hiện trường và làm cho nó bị thay đổi như :

  • Sự tò mò, thiếu hiểu biết của quần chúng.
  • Sự hốt hoảng, thiếu bình tĩnh của nạn nhân hoặc thân nhân của họ.
  • Việc áp dụng các biện pháp cấp cứu nạn nhân, cứu chữa tài sản.
  • Thủ phạm cố ý phá hủy hiện trường để đánh lạc hướng cơ quan điều tra …

Nguyên nhân khách quan :

  • Do côn trùng,súc vật: Sự đi lại, cắn phá, đục khoét… của các loại súc vật, côn trùng cũng có thể làm cho hiện trường bị xáo trộn. Đặc biệt, đối với loại hiện trường có người chết hoặc có nhiều dấu vết sinh vật thì sự tác động của chúng càng thể hiện rõ.
  • Do thiên nhiên: mưa, nắng, gió, bão, nhiệt độ và độ ẩm cao… tác động mạnh lên dấu vết, vật chứng làm cho chúng bị thay đổi hoặc phá hủy hoàn toàn. Đối với loại hiện trường ở ngoài trời, sự tác động của các yếu tố này càng lớn.
  • Do sự vận động nội tại bên trong các dấu vết: tác động của các quá trình lý học, hoá học, sinh học diễn ra trong chính nội tại của các dấu vết như oxy hóa, thối rữa, ăn mòn… cũng góp phần làm biến đổi các dấu vết, vật chứng trên hiện trường.

Quy Trình Xử Lý Vụ Việc Của Nhân Viên Bảo Vệ

Khi có sự việc xảy ra, nhân viên bảo vệ phải thực hiện đúng, đầy đủ những nhiệm vụ cụ thể sau:

  • Cứu chữa người bị nạn, lấy lời khai của họ.
  • Ngăn chặn,truy bắt kẻ phạm tội (nếu có).
  • Ngăn chặn,xử lý các vụ việc như hỏa hoạn,cháy nổ,chập điện,…nếu nó vẫn đang diễn ra.
  • Bảo vệ hiện trường.
  • Báo cáo với lực lượng công an khi họ đến hiện trường.

Nội Dung Cơ Bản Của Công Tác Bảo Vệ Hiện Trường:

Quan sát, xác định phạm vi hiện trường cần được bảo vệ:

  • Phải nhanh chóng, linh hoạt và bao quát được phạm vi hiện trường
  • Phạm vi hiện trường cần được bảo vệ bao gồm: những nơi có thể để lại dấu vết, vật chứng do thủ phạm để lại,đường vào ra của thủ phạm. Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể về vị trí, tính chất, quy mô của vụ việc.

Giữ nguyên trạng hiện trường:

  • Không được vào hiện trường trừ khi phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp (cấp cứu, chữa cháy, di chuyển,…)
  • Không cho những người không có trách nhiệm ra, vào hiện trường
  • Không được mang theo đồ dùng cá nhân hoặc bất cứ vật gì vào hiện trường.
  • Không được mang bất cứ vật gì ra khỏi hiện trường, trừ việc cứu người hoặc tài sản nhưng phải có biên bản ghi đầy đủ.
  • Không thay đổi, đụng chạm vào các đồ vật trong hiện trường.
  • Không ăn uống, hút thuốc trong khu vực hiện trường.
  • Khi phải vào hiện trường cần lưu ý: hạn chế số lượng người và vật, phải thật sự cần thiết mới vào. Chỉ bước vào những nơi ít để lại dấu vết và phải đánh dấu những lối đã đi qua.
  • Không được sử dụng vòi nước, nhà vệ sinh.
  • Không làm vệ sinh như: thu dọn, lau chùi, quét rửa khu vực hiện trường.
  • Không được tiết lộ tin tức, tài liệu về hiện trường
  • Phải rào chắn đối với hiện trường rộng lớn, phức tạp. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ người ra vào.
  • Phối hợp với các lực lượng khác để giải quyết việc ùn tắc xe, giải tán đám đông.
  • Không bỏ nhiệm vụ đi nơi khác, làm việc khác trong khi bảo vệ hiện trường.
  • Giữ gìn trật tự, đảm bảo yên tĩnh cho lực lượng điều tra làm việc.

Bảo vệ dấu vết, vật chứng:

  • Ngoài những biện pháp bảo vệ nguyên vẹn hiện trường như đã nêu trên, cần phải thực hiện một số động tác để bảo vệ dấu vết có nguy cơ bị phá hủy. Ví dụ: dùng tấm nilông, phên tre, mũ nón,… để rào chắn, che đậy dấu vết.
  • Cần chú ý là tuyệt đối không để vật che đậy tiếp xúc với dấu vết.
  • Nếu có thể được thì di chuyển dấu vết tới nơi an toàn (trường hợp cháy nổ,…) nhưng phải đánh dấu vị trí trạng thái của nó. Trường hợp này hết sức hạn chế ( việc thu lượm dấu vết là nhiệm vụ của Công an, còn lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ dấu vết giúp cho việc truy xét của Công an ).
  • Đối với hiện trường bị xáo trộn ( cấp cứu, cháy,…) vẫn phải bảo vệ hiện trường.
  • Phải bảo vệ dấu vết nguồn hơi để sử dụng chó đánh hơi nghiệp vụ.
  • Trong trường hợp phạm pháp quả tang thủ phạm đã bị bắt vẫn phải bảo vệ hiện trường để Công an tiến hành khám nghiệm thu thêm dấu vết phục vụ cho việc xác lập chứng cứ.

Ghi nhận những tin tức có liên quan đến vụ việc:

Những thông tin cần ghi lại để cung cấp cho Công an là:

  • Tên, địa chỉ nạn nhân, những ai đưa nạn nhân đi cấp cứu, nơi cấp cứu ở đâu,….
  • Tên, địa chỉ của tất cả những người có mặt tại hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra sự việc.
  • Tình trạng hiện trường trước khi tiến hành các biện pháp khẩn cấp và những thay đổi sau đó.
  • Điều kiện thời tiết ( mưa, nắng, gió, nhiệt độ,…) trước, trong và sau khi xảy ra sự việc.
  • Thu thập những hiện tượng đáng chú ý có liên quan đến vụ việc, nếu có phải xác định ngay tên tuổi, địa chỉ những người có biểu hiện nghi vấn.

Trường hợp khám nghiệm hiện trường trong nhiều ngày thì việc bảo vệ hiện trường phải liên tục không được đứt quãng.

Công việc bảo vệ hiện trường chỉ kết thúc khi có lệnh của Trưởng ban điều tra

Bảo Vệ Hiện Trường Hỏa Họa,Cháy Nổ

bao-ve-hien-truong-dam-chayViệc bảo vệ hiện trường cháy thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Nhiều người xem và tham gia chữa cháy.
  • Tình trạng hiện trường hỗn loạn, khi kiểm tra, kiểm soát.
  • Hiện trường bị thay đổi nghiêm trọng.
  • Người chữa cháy do vội vàng, không còn nhớ những động tác khi chữa cháy (Ngắt cầu dao điện, công tắc điện).

Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào:

  • Vị trí khu vực cháy, phạm vi lan rộng.
  • Mức độ thiệt hại xảy ra.
  • Bảo vệ hệ thống điện như: Cầu dao, cầu chì, rơle dây dẫn, khơng để phá hủy.
  • Chú ý: Tránh những nguy hiểm còn tồn tại do tường mái, cột nhà có thể đổ, chạm chập điện và những hiện tượng cháy nổ còn có thể xảy ra.

Đồng thời phải ghi lại những tin sau đây để cung cấp cho cơ quan điều tra:

  • Tin người báo cháy.
  • Thời điểm nhận tin.
  • Thời điểm phát hiện cháy.
  • Nơi cháy đầu tiên.
  • Điểm cháy mạnh nhất.
  • Diễn biến vụ cháy, hướng cháy và phạm vi lan rộng.
  • Màu sắc, mùi, độ bốc cao, hình thù của khói.
  • Bảo vệ nguyên trạng hệ thống điện như cầu dao, cầu chì, dây dẫn rơle
  • Tình trạng cửa kính cửa sổ.
  • Hướng gió, tốc độ gió.
  • Tình trạng của hệ thống báo cháy (nếu có lắp đặt).

Bảo Vệ Hiện Trường Vụ Trộm:

Thường có 3 loại hiện trường sau:

  • Trộm phá khóa, dùng sức lực và dụng cụ đa dạng để thực hiện.
  • Trộm mở khóa, dùng chính bản thân chìa khóa đĩ hay chìa khĩa khác, chìa khóa vạn năng.
  • Trộm leo tường ( Dùng địa hình, địa vật, địa thế sẵn có để leo vào ví dụ: qua lỗ thông gió, mái nhà).

Ngoài những biện pháp cơ bản,Bảo vệ hiện trường vụ trộm cần chú ý những điều sau:

  • Mở rộng phạm vi bảo vệ sang các phòng nghi vấn nơi thủ phạm hành động.
  • Chú ý bảo vệ các đường vào, đường ra của thủ phạm.
  • Không để bất kỳ ai vào hiện trường thử khóa, đóng, mở khóa.
  • Bảo vệ dấu vết ngoài trời, chú ý dấu vết nguồn hơi để lại như: Quần áo, gang tay, khăn….
  • Lưu ý: Nơi thủ phạm có thể ẩn náu từ trước.

Bảo Vệ Hiện Trường Sự Cố Kỹ Thuật

Ngoài những biện pháp cơ bản đã nêu cần chú ý một số điểm sau:

  • Ngăn chặn sự cố lan rộng, loại trừ những thiệt hại do phản ứng dây chuyền.
  • Xác định những máy móc thiết bị, khu vực nào là trọng tâm của sự cố, nơi có nhiều dấu vết để bảo vệ cho phù hợp. Thiết lập những khu vực cấm, vành đai bảo vệ.
  • Bảo vệ các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến sự cố máy móc.

Xem thêm bài viết